Chương 01 Một số dấu hiệu nhận biết về tính chân lý của Islam.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về các loại mây và nhận ra rằng các đám mây mang theo mưa thường hình thành và có hình dạng theo các hệ thống nhất định và các bước cụ thể liên quan tới từng loại gió và mây nhất định.
Một dạng của đám mây mang theo mưa là mây tích loạn. Các nhà khí tượng học đã nghiên cứu cách thức các đám mây tích loạn hình thành, gây ra mưa, mưa đá và sấm chớp.
Một dạng của đám mây mang theo mưa là mây tích loạn. Các nhà khí tượng học đã nghiên cứu cách thức các đám mây tích loạn hình thành, gây ra mưa, mưa đá và sấm chớp.
1) Các đám mây bị gió đẩy đi:
Các đám mây tích loạn bắt đầu hình thành khi gió đẩy một số mẩu mây nhỏ (mây tích) đến một khu vực mà các đám mây tập hợp lại (xem các hình 17 và 18).
2) Sự tích tụ: Sau đó các đám mây nhỏ này tích tụ lại thành một đám mây lớn1 (xem các hình 18 và 19).
3) Sự chất đống:
Khi các đám mây nhỏ hợp lại với nhau, hiện tượng đùn lên trên bên trong đám mây lớn sẽ lớn dần. Hiện tượng đùn lên trên ở gần trung tâm của đám mây thường mạnh hơn ở bên ngoài.2Chính sự vận động này làm cho hình dạng của đám mây phát triển theo phương thắng đứng, và vì thế đám mây sẽ tạo thành đống. (xem các hình 19 (B), 20, và 21). Sự phát triển theo phương thẳng đứng này sẽ làm cho đám mây phát triển đến vùng có nhiệt độ lạnh hơn khí quyển, nơi mà những giọt nước và hạt mưa đá hình thành và phát triển lớn hơn. Khi những giọt nước hay hạt mưa đá này trở nên quá nặng đến mức mà hiện tượng đùn lên không thể giữ chúng lai, chúng bắt đầu rơi ra khỏi đám mây, thành mưa hoặc mưa đá.3
Thượng Đế có nói trong Kinh Qur'an như sau:
Chẳng lẽ ngươi không nhận thấy việc Allah (Thượng Đế) di chuyển các đám mây, rồi kết hợp giữa chúng lại để tạo thành một khối lớn, rồi ngươi thấy nước mưa từ giữa đó rơi xuống hay sao?....
(Kinh Qur'an, 24:43)
Mới đây, các nhà khí tượng học mới biết chi tiết về sự hình thành, cấu trúc và chức năng của mây với sự trợ giúp của các thiết bị tiên tiến như máy bay, vệ tinh, máy tính, khinh khí cầu và các thiết bị khác để nghiên cứu gió, hướng gió, và để đo độ ẩm và những biến đổi của nó, qua đó xác định mức độ và những thay đổi về áp suất khí quyển.4
Những câu thơ trong Kinh Qur'an đề cập đến hiện tượng mưa đá và sấm chớp, sau khi nói về những đám mây và hiện tượng mưa:
....Và Ngài ban mưa đá xuống từ những quả núi (mây to như núi) trên bầu trời, rồi Ngài dùng nó để tấn công kẻ nào Ngài muốn và biến nó ra khỏi người nào Ngài muốn. Tia chớp của nó phát ra gần làm cho (mọi ngươi) bị hoa mắt.
(Kinh Qur'an, 24:43)
Các nhà khí tượng học từng tìm ra rằng, các đám mây tích loạn, có mang theo mưa đá, có thể đạt độ cao từ 25.000 đến 30.000 ‘phít” (tương đương với khoảng 4,7 đến 5,7 dặm),5 giống như các ngọn núi, đã được mô tả trong Kinh Qur'an, “...Và Ngài ban mưa đá xuống từ những quả núi (mây to như núi) trên bầu trời... " (xem hình 21 ở trên).
Câu thơ này khiến mọi người thắc mắc. Tại sao câu thơ này lại nói “tia chớp của nó” khi nói về mưa đá? Phải chăng điều đó có nghĩa mưa đá là yếu tố chính gây ra chớp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cuốn sách có tựa đề Khí tượng học Ngày nay nói về điều này như thế nào. Cuốn sách này nói rằng một đám mây bị tích điện khi mưa đá rơi qua một vùng trong đám mây có những giọt nước nhỏ siêu lạnh và những tinh thể đá. Khi những hạt nước nhỏ ở dạng lỏng va chạm với một hạt mưa đá, chúng đông lại khi tiếp xúc với nhau và giải phóng nhiệt ẩn. Điều đó giữ cho bề mặt của hạt mưa đá ấm hơn so với bề mặt của tinh thể đá xung quanh. Khi hạt mưa đá chuyển động tiếp xúc với một tinh thể đá, một hiện tượng quan trọng xảy ra: điện tử sẽ chuyển động thành dòng từ vật thể lạnh hơn sang vật thể ấm hơn. Do đó, hạt mưa đá mang điện tích âm. Hiệu ứng tương tự xảy ra khi những hạt nước nhỏ siêu lạnh chuyển động tiếp xúc với hạt mưa đá và những mảnh rất nhỏ của đá mang điện tích dương sẽ bị phá hủy. Những phần tử mang điện tích dương nhẹ hơn này sau đó được hiện tượng đùn lên mang lên phía trên của đám mây. Hạt mưa đá, với điện tích âm, sẽ rơi xuống đáy của đám mây, do đó phần dưới của đám mây mang điện tích âm. Những điện tích âm này sau đó bị phóng điện tạo thành chớp6 Từ đó, chúng ta kết luận rằng mưa đá là yếu tố chính gây ra tia chớp.
Người ta chỉ mới phát hiện ra thông tin này về chớp trong thời gian gần đây. Cho đến năm 1600 sau công nguyên, những ý tưởng về khí tượng học của Aristotle vẫn đóng vai trò chủ đạo. Chẳng hạn như, Aristotle nói rằng bầu khí quyển có chứa hai loại bốc hơi, ẩm ướt và khô. Ông cũng cho rằng sấm chớp là âm thanh của sự va chạm của sự bốc hơi khô với các đám mây xung quanh, và chớp là sự bốc cháy của hiện tượng bốc hơi khô kèm theo một ngọn lửa nhỏ và yếu ớt7 Đó là một trong những ý kiến về khí tượng học đóng vai trò chủ đạo trong thời gian mặc khải Kinh Qur'an, cách đây 14 thế kỷ.